Cá Mún

Hướng Dẫn Cách Nuôi Tép Ong Chi Tiết Cho Người Mới

3440

Bên cạnh các thú vui như nuôi chim kiểng, cây cảnh, cá đã khá nhàm chán thì các bạn có thể thử nuôi loại hình tép ong mới xuất hiện gần đây. Tép ong là loài tép đa màu sắc với đa dạng chủng loại do đó cách nuôi tép ong mỗi loại cũng khác nhau. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về các loài tép và cách hướng dẫn nuôi tép nhé.

Tép ong có đặc điểm gì?

Ở châu Á, tép ong có tên tiếng anh là loài Caridina cantonensis vì có dải ngang màu nâu đỏ nổi bật và nhiều chấm nhỏ trên cơ thể. Loại tép này sẽ có 2 – 3 sọc ngang cơ thể ở phần mai và bụng) .

Tép Ong: Giới thiệu các loài tép ong và cách nuôi tép ong

Với màu sắc tự nhiên của loài tép này, những con thường gặp là sọc đen, sọc vàng, có chấm hoặc không. Trong điều kiện thích hợp, tép ong có kích thước tù 2 – 3 cm và có thể sinh sản và sống lâu đến 1,5 – 2 năm.

Tập tính của Tép Ong

Loài Caridina cantonensis sẽ không tấn công hoặc gây ảnh hưởng tới bất cứ loài sinh vật trong bể thủy sinh. Nguyên nhân là do tép ong không có tập tính lãnh thổ và thích ở thành đàn. Vì khi tép càng phát triển, chúng lớn dần lên sẽ không gặp nguy hiểm hơn khi sinh sống trong bể. 

Hướng dẫn cách nuôi tép ong

Trong thiên nhiên, tép ong thường sống về đêm, thời gian bắt đầu từ lúc mặt trời lặn và dần dần dừng lại trước khi bình minh đến. Thói quen ăn đêm này đươc hình thành chủ yếu để tránh xa và không gặp nguy hiểm bởi những kẻ săn mồi khác. 

Tép ong sống ở đâu?

Tép ong (Caridina cantonensis) là loài tép nổi tiếng và phổ biến ở miền nam Trung Quốc. Ngoài ra loại tép này còn xuất hiện ở các khu vực như tỉnh Quảng Đông, Hồng Kông và khu vực phía bắc Việt Nam. 

Trong tự nhiên, Caridina cantonensis ưa ở các vùng nước ngọt sạch nhiệt đới nông như sông, suối và lạch núi.

Tìm Hiểu Về Các Dòng Tép Ong - Tép Lạnh

Hướng dẫn cách nuôi tép ong đạt hiệu quả cao

Hiện nay, tép ong sau khi lai tạo đã xuất hiện nhiều chủng loại khác nhau với màu sắc cực kỳ phong phú hơn. Ví dụ như loài tép ong có màu đỏ, vàng, đen, …

Tép ong ăn gì?

Tép ong là loài tép ăn tạp và được mệnh danh là loài ăn xác thối xuất sắc và có thể ăn bất kỳ thứ gì xuất hiện trong bể của bạn. Mặc dù vậy tép ong không thể thay thế cho việc vệ sinh bể nhưng chắc chắn chúng sẽ giúp nước bể sạch sẽ hơn.

Tép ăn gì? Các loại thức ăn cho tép cảnh lên màu đẹp

Trong một bể thủy sinh có cấu tạo tốt thì tép ong thường có thể tự tìm cho mình nguồn cung cấp thức ăn trong nước như tảo, ……Nhưng cách để giữ cho tép Ong sinh sống khỏe mạnh, phát triển kích cỡ và màu sắc của chúng, các anh em nên bổ sung thêm những chất dinh dưỡng có trong những loại thức ăn chuyên cho tép rất phổ biến trên thị trường.

Các chất dinh dưỡng có chứa vi lượng cần thiết cho quá trình lột xác của tép ong là lá và rau chần (như cà rốt, rau mầm, rau bina, dưa leo, bí xanh, v.v.) 

Lưu ý: Tép ong rất phàm ăn và dễ thích nghi khi được cho ăn do đó hãy cẩn thận và tránh cho chúng ăn quá nhiều. 

Làm Thế Nào Để Tăng Màu Sắc Cho Tép?

Cách cho Tép ong ăn chuẩn nhất

Tép ong là loài rất dễ thương, độc đáo và khi trở thành thú cưng thì chúng ta thường thể hiện tình cảm bằng cách chuẩn bị đồ ăn và cho chúng ăn thường xuyên là một cách cực kỳ nguy hiểm và có hại trong quá trình nuôi tép:

– Khi bạn cho chúng ăn quá nhiều dẫn tới việc làm giảm chất lượng nước trong bể vì sẽ gây cảm giác khó chịu và rút ngắn tuổi thọ của tép.
Nguyên Tắc Cho Tép Ăn

– Khi cho ăn quá nhiều thì khi tép ăn không hết, đồ ăn còn lại sẽ nhanh chóng bị rã ra và làm ô nhiễm nước của bể.

– Đặc biệt khi cho tép ăn quá nhiều cũng dẫn tới nguyên nhân các bệnh nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng như là Vorticella, Scutariella Japonica,  Planaria , Hydra và  Ellobiopsidae, hoặc nấm xanh. 

Một ngày bạn có thể cho tép ong ăn một lần hoặc 2-3 ngày cho ăn một lần nếu bạn có bể đã ổn định như vậy sẽ giúp quá trình nuôi tép đỡ chi phí và rất an toàn.

Quá trình tép ong lột xác

Khi tới độ tuổi trưởng thành thì tép ong sẽ thực hiện quá trình lột xác.

Tùy thuộc vào nhiệt độ, các loài tép này phát triển tới độ tuổi trưởng thành trong thời gian khoảng 3 – 3,5 tháng tuổi.

TÉP CẢNH ĂN GÌ? CHO ĂN NHƯ THẾ NÀO? THỨC ĂN NÀO CHO TÉP TỐT NHẤT ?

Con tép cái sẽ thực hiện lột xác trước khi giao phối và phóng ra một chất hóa học dùng để thu hút con tép đực. Tần suất lột xác sẽ tương ứng vào độ tuổi của loài này. Đặc biệt trong giai đoạn này không nên chạm vào tép vì sẽ dễ bị tổn thương và nguy cơ chết.

Mẹo : Sau khi lột xác xong, tép ong sẽ ăn lớp vỏ của nó vì trong đó có chứa nhiều canxi và nhiều chất vi lượng khác,

Cách chăm sóc Tép Ong 

Nếu bạn là người mới có niềm đam mê thủy sinh thì không nên lựa chọn tép ong vì muốn chăm sóc loại tép này thì cần phải bắt buộc đúng cách , quy chuẩn nhất định. 

Yêu cầu cần thiết khi nuôi tép ong: 

Kích thước bể nuôi

Tép Ong là sinh vật có kích thước nhỏ vậy nên rất dễ dàng để nuôi trong các bể thủy sinh nhỏ ít hơn hoặc bằng 20 lít.

Khi khối lượng nước nhiều thì sẽ làm tăng tính ổn định của các thông số trong nước vì tép ong là loài rất nhạy cảm với chất lượng nước. Cho nên dung tích bể khoảng 40 lít là một lựa chọn được khuyến khích sử dụng.

Bí kíp nuôi tép cảnh không bị chết mà rất ít người biết.

Do tép ong có bản tính ưa chuộng hòa bình, thích không gian yên tĩnh và có cùng thông số nước thích hợp với chúng. Bể thủy sinh cho tép ong đúng chuẩn là bể chỉ nuôi cùng loại tép nhưng không phải không nuôi cùng với các loài khác chỉ cần lựa chọn những loài phù hợp. Đặc biệt nên tránh xa những loài cá to nguy hiểm.

Thông số nước

Nhiệt độ: Nhiệt độ nước phù hợp nên nằm trong khoảng 20 – 24 ° C. Bên cạnh đó thì tép ong cũng có thể sống được với nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn một chút.

Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, nhiệt độ là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự phát triển, tỷ lệ sống sót và khả năng sinh sản của tép. Khi nhiệt độ cao hơn sẽ làm tăng tốc độ trao đổi các chất dinh dưỡng và tăng trưởng khả năng sinh sản nhưng đồng thời cũng sẽ làm giảm tuổi thọ.

Tép Ong: Giới thiệu các loài tép ong và cách nuôi tép ong

Độ pH

Độ pH của nước đúng chuẩn cho tép này loài ưa tính axit nên pH trong khoảng từ 6,0 – 6,8. 

Độ cứng nước

  Tép ong sẽ thích hợp KH chuẩn khi từ  0 – 2 và GH từ 3 – 6 GH.

Lưu ý : Bạn nên kiểm tra các thông số nước và  đều đặn thay nước. Không nên thay đổi chất lượng nước đột ngột vì tập tính tép ong không thích sự thay đổi và sẽ ảnh hưởng đến việc lột vỏ rất lớn.

Cách Nuôi Tép Ong Đỏ | Tép Ong Đen

Loại nước và khoáng chất

Để sinh sôi mạnh mẽ, tép ong cần phải sống ở bể có chất lượng đúng chuẩn. Do đó chúng ta không được dùng  nước máy mà thay vào đó là chọn nước RO / DI (thẩm thấu ngược / khử ion). Đây là cách sử dụng hiệu quả, an toàn để tạo ra nước có chất lượng tinh khiết cao. Nhưng một điểm trừ là nước này không có thành phần khoáng chất nào nên cần phải  xác định tất cả các thông số nước ( pH ,  KH ,  GH và  TDS ) bằng tay và bổ sung những chất cần thiết cho phù hợp.

Tép mũi đỏ có diệt rêu hại tốt không, cách chăm sóc ra sao | Vuathuysinh

Cơ chất

Chất nền hoạt động đóng một vai trò đặc biệt chủ chốt khi cần giữ môi trường nước có mức pH dưới 7,0 (trung tính). 

Sục khí

Loài tép này thường sinh sống ở các suối và rãnh nước ở khe núi do đó chúng cũng cần có sục khí tốt để cung cấp oxy tối ưu.

Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố không quan trọng đối với loài tép ong này nhưng vẫn cần phải điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của cây thủy sinh trong bể của bạn.

Đồ trang trí bể 

Sử dụng lũa để trang trí sẽ cung cấp diện tích bề mặt cho các loại tảo và giúp tăng trưởng mạnh mẽ màng sinh học. Ngoài ra còn cung cấp cho chúng rất nhiều nơi để trú ẩn để tránh gặp nguy hiểm trong quá trình thay vỏ.

10 loại tép cảnh thủy sinh phổ biến nhất - Thủy Sinh AquaTips

Hãy đặc biệt tránh xa với chất hóa học như đồng, các loài Cua, tép càng để không làm hại tép ong.

Thiết bị bể cơ bản Bộ lọc

Nước sạch là một yếu tố quan trọng giúp cho tép ong sinh sống khỏe mạnh và an toàn cho tép con. 

Bao gồm bộ lọc bio,  Bộ lọc Matten, máy xủi oxy 

Chất nền hoạt động : ADA Aquasoil , Fluval Plant, v.v.

Khoáng chất cần có trong bể : là các loại khoáng NutrfinTrang trí : Gỗ lũa Chola, ống PVC , Dừa cạn , Đồ trang trí , v.v. 

Thú chơi tép kiểng giá ngàn đô

Giới tính tép Ong

Một số đặc điểm dễ dàng phân biệt giới tính của tép Ong.

Con tép có kích thước lớn hơn là con cái và con cái sẽ thường mang trứng ở mặt dưới (bụng) của  để bảo vệ trứng nên phần bề mặt bụng sẽ rộng hơn. Con đực sẽ có kích thước nhỏ hơn, bề mặt bụng mỏng hơn.

Tép ong là động vật rất sung mãn và có khả năng sinh sản mạnh mẽ. Điều bạn cần làm là cho chúng môi trường thích hợp và thức ăn thì sau một khoảng thời gian bạn sẽ có ngay một đàn tép con khỏe mạnh.
Cách nuôi Tép Ong thủy sinh

Theo kích thước của con cái nó có thể chứa từ 30 – 50 trứng. Thường thì tép cái sẽ giữ trứng để ấp trong vòng từ 4 – 6 tuần.

Khi mới vừa chớm nở, tép con có hình dáng giống con trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn chỉ với không quá 2 mm về chiều dài. Màu sắc thân người thì không cần phải chú ý vì nó sẽ đậm màu hơn khi phát triển trưởng thành.

Tép ong có thể ở chung bể với loài nào?

Tép ong tương thích với:

Những loài Tép : Blue Bolt, Crystal, Bamboo, Caridina cf, Tangerine Tiger,  v..v..)

Một số loài Ốc : Japanese trapdoor, Ramshorn, Nerite, Malaysian Trumpet, Black Devil, v..v..). Chú ý một số loài ốc có thể bị làm mòn vỏ ngoài khi độ pH của nước dưới pH 7,0.

Bí kíp nuôi tép cảnh không bị chết mà rất ít người biết.

Tránh: Hãy để tép ong tránh xa các loại tép càng và các loại cua để không gặp nguy hiểm .

Những người mới bắt đầu chơi thủy sinh thì không khuyến khích chọn tép ong nếu chưa hiểu nhu cầu, sở thích và biết cách chăm sóc. Qua bài viết về cách nuôi tép ong hy vọng những thông tin tham khảo trên sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm hơn cho các bạn để có thể tận hưởng niềm đam mê chơi tép hiệu quả nhất!

 

0 ( 0 bình chọn )

Cá Cảnh Nhỏ

https://cacanhnho.com
Cá Cảnh Nhỏ là thương hiệu uy tín chuyên cung cấp các giống cá cảnh có kích thước nhỏ, mang lại trải nghiệm mới lạ cho người chơi cá cảnh

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm