Ngoài vấn đề lựa chọn được mẫu cá cảnh phù hợp thì việc chăm sóc và dứt điểm các loại bệnh thường gặp ở cá cảnh cũng là điều mà rất nhiều người chơi thủy sinh quan tâm. Vậy các loại bện thường gặp ở cá cảnh là gì và hướng giải quyết ra sao, cùng đọc bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Bệnh đốm trắng
Bệnh đốm trắng là một bệnh nhiễm ký sinh trùng mà phần lớn những người nuôi cá đều có lúc phải đối mặt. Bệnh đốm trắng gây tử vong cho cá nhiều hơn bất kỳ bệnh nào khác. Bệnh này phần nhiều xuất hiện ở cá nuôi trong bể do sự tiếp xúc gần với những con cá khác và sự căng thẳng khi sống trong bể, không như cá sống ở vùng nước rộng. Bệnh ich có thể xuất hiện ở hai loại cá nhiệt đới nước mặn và nước ngọt, đòi hỏi các phương pháp khác nhau để điều trị cũng như xử lý hệ sinh thái và môi trường sống của cá.
Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh đốm trắng cá cảnh là sự xuất hiện của những đốm trắng nhỏ như những hạt muối, từ đó có tên gọi là bệnh đốm trắng. Các dấu hiệu thường gặp của cá cảnh mắc bệnh đốm trắng là:
- Chuyển động quá mức. Cá có thể cọ xát vào cây hoặc đá trong bể nhiều hơn để cố đánh bật ký sinh trùng hoặc do bị ngứa.
- Vây khép. Cá luôn khép vây sát vào mình thay vì xòe ra tự do.
- Thở nặng nhọc. Nếu cá ngoi lên mặt nước để đớp hoặc thường loanh quanh ở gần bộ lọc trong bể, có lẽ là chúng đang bị thiếu ô-xy. Ký sinh trùng ich bám trên mang cá khiến cho cá khó hấp thụ ô-xy trong nước.
- Chán ăn. Nếu cá không ăn hoặc nhả thức ăn ra ngoài thì đó là dấu hiệu của stress và bệnh.
- Hành vi ẩn náu. Loài vật thường ẩn nấp khi chúng cảm thấy bị bệnh, và bất cứ sự thay đổi nào về hành vi thường đều là dấu hiệu của stress hoặc bệnh tật. Cá có thể nấp trong các vật trang trí hoặc không năng động như bình thường.
- Những đốm trắng có trên mình cá và mang cá. Các đốm này có thể dính lại với nhau tạo thành các mảng trắng. Đôi khi, đốm trắng chỉ xuất hiện trên mang cá.
Bạn có thể tìm thấy các loại thuốc chữa bệnh đốm trắng cho cá ở hầu hết các cửa hàng bán cá. Dùng thuốc như hướng dẫn trên vỏ chai, nhưng đừng chú ý đến thời gian chữa trị: luôn luôn là 2 vòng đời của kí sinh trùng. Người ta cũng tin rằng tỏi là một biện pháp phòng ngừa và chữa trị tốt. Bạn nên chú ý là muối có tác dụng rất ít đối với kí sinh trùng, nhưng nó có thể giúp tăng khả năng đề kháng của da cá trước kí sinh trùng (tăng lớp nhớt).
Để chữa bệnh nấm ở cá cảnh thì có thể tắm cho cá bằng nước muối hoặc sử dụng thuốc kháng nấm có chứa phenoxyethanol. Trong một số trường hợp cần phải điều trị toàn bộ số cá trong bể nhưng nếu có vài con riêng lẻ bị bệnh thì có thể bắt riêng những cá thể đó ra để điều trị riêng. Việc sử dụng thuốc kháng nấm và kháng khuẩn có chứa chất Gentian Violet để bôi vào vết nấm cho cá cũng là một sự lựa chọn tốt trong điều trị.
Bệnh lồi mắt
Bệnh lồi mắt ở cá là một trong các bệnh thường gặp ở cá cảnh. Bệnh lồi mắt trên cá nói chung và cá cảnh nói riêng là do vi khuẩn Steptococcus gây ra. Vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có nhiệt độ nước 20 – 30 độ C.
Về dấu hiệu bệnh, cá sẽ có dấu hiệu mất phương hướng bơi lội. Mắt bị thương tổn như viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt. Xuất hiện ác vết lở loét ở quanh mắt. Cá bỏ ăn. Môi trường nước ô nhiễm do hệ thống lọc không tốt. Bạn nên sử dụng lọc tràn để nguồn nước trong sạch hơn. Bạn mua phải cá có sẵn mầm bệnh ở những nơi không uy tín hoặc không quen như cá bán rong ngoài đường. Bạn nên chọn mua cá ở những của hàng có uy tín để có thể mua được cá khỏe mạnh không mang mầm bệnh.
Biểu hiện của cá cảnh bị bệnh lồi mắt là chúng không thể giữ thăng bằng khi bơi, thường bị lật sang một bên, trôi xuống đáy, bơi đầu chỏng lên hoặc đuôi chỏng lên. Bong bóng cá là cơ quan chứa khí, có tác dụng giúp cá bơi và cân bằng trong nước nhờ sự điều chỉnh áp lực khí bên trong. Nguyên nhân của bệnh bong bóng thường gặp ở cá cảnh có thể là: Nội tạng của cá bị dị tật bẩm sinh. Cá mắc bệnh táo bón (bệnh này sẽ làm bóng khí căng to): do cá nuốt hơi trên mặt nước khi ăn hoặc có quá nhiều không khí trong thức ăn viên, đặc biệt là thức ăn khô dạng nổi. Vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng cũng có thể liên quan đến bệnh bóng khí.
Với cá cảnh bị bệnh lồi mắt cần chú ý vệ sinh bể cá thường xuyên. Cá khi mua về trước khi thả cá nuôi nên tắm qua nước muối 2 – 3% trong thời gian 5 – 15 phút. Nên thả nuôi với mật độ vừa phải. Cá khi mua về trước khi thả cá nuôi nên tắm qua nước muối 2 – 3% trong thời gian 5 – 15 phút. Khi dịch bệnh xảy ra nên cắt giảm một phần hoặc toàn bộ lượng thức ăn cho cá. Chuẩn bị bể ngâm cá chữa bệnh ( là bể nhỏ hơn thể tích khoảng 15 – 20l nước). Hút nước bể chính ra bể chữa bệnh. 10 giọt xanh metylen , 1 viên tetra ( kháng sinh ) , cắm sủi , muối 1%. Mọi người nhân thuốc lên với tỉ lệ nước nhé. Ngày hôm sau thay 2/3 lượng nước và sử dụng thuốc cho tới khi mắt cá hết sưng thì ngừng.
Bệnh Nấm
Cá cảnh bị nấm là một trong các bệnh thường gặp ở cá cảnh nhiệt đới. Bởi vì những bào tử của nấm được tìm thấy trong bể cá cảnh, chính những bào tử này sẽ xâm nhập vào cá và gây bệnh cho cá khi cá bị căng thẳng(stress), bị thương hoặc bị bệnh nào đó. Chất lượng nước kém cũng có thể là nguyên nhân làm tăng sự lây nhiễm nấm đối với cá trong bể. Một số loại cá dễ bị nấm như: cá mún, cá koi, cá neon…cần lưu ý khi chăm sóc.
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm có thể là do cá mang mầm bệnh sẵn từ ngoài tiệm thủy sinh, do bể cá không được vệ sinh sạch sẽ, hoặc do cá đang bị thương hay bị các bệnh khác…Hầu hết những người nuôi cá đều nhận ra những dấu hiệu nhiễm nấm từ bên ngoài. Đa số cá nhiễm bệnh nấm đều có màu trắng (gọi là bệnh nấm trắng ở cá cảnh) các tế bào nấm này sẽ bám vào da của cá và dần dần lan dần ra các vùng da lân cận. Nếu không được chữa trị cá sẽ bỏ ăn hoặc ăn không tiêu , stress ….. khi bị nhiễm nấm nặng mà không được điều trị cá sẽ yếu dần và chết. nguồn nước trong bể khi bị nhiễm tế bào nấm bạn có thể dễ dàng thấy nước có màu đục, có những vảy nấm màu nâu học trắng nhìn như rêu bám vào mặt kính thành bể hoặc cây cối trồng trong bể. Ngoài bệnh nấm trắng ra, còn có bệnh nấm đỏ ở cá cảnh.
Bệnh đường ruột
Khi cá bị đường ruột hay đi phân trắng, sình bụng, cá thường núp vào một góc và bỏ ăn. Bụng cá trương lên 5-6 tiếng mà không xẹp lại và xuất hiện những sợi trắng kéo dài từ lỗ hậu môn. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột thường gặp ở cá cảnh, phổ biến nhất là do thức ăn ôi thiu, để quá lâu. hoặc do thức ăn chưa được rã đông hoặc có thể do môi trường nước thay đổi đột ngột dẫn đến cá bị sốc.
Loại bệnh này của cá cảnh rất khó chữa bởi vì kí sinh trùng gây bệnh có 3 vòng đời. Trong suốt giai đoạn dưỡng thể và thể trưởng thành của kí sinh trùng, lớp nhớt cá và lớp nhầy của chúng lần lượt bảo vệ cho chúng. Giai đoạn có thể chữa trị bệnh cá cảnh duy nhất chỉ là giai đoạn nang (chúng bơi tự do trong nước). Bạn nên tiến hành chữa bệnh cho cá trong suốt 4 tuần, hoặc trong suốt 2 vòng đời đầy đủ của chúng.
Tăng nhiệt độ để thúc đẩy vòng đời của chúng, và có thể làm giảm thời gian chữa trị bệnh cá cảnh. Có thể dùng sulphat đồng (0.15 – 0.20 ppm) để chữa và ngăn ngừa bùng phát bệnh. Các thuốc trị bệnh cho cá cảnh là thuốc malachite green, formalin và methylene blue. Nếu dùng malachite green và methylene blue thì phải dùng theo chỉ dẫn.
Bệnh đường ruột ở cá cảnh phải chữa từ chứ không thể hết ngay được và cần sử dụng đúng phương pháp, đúng thuốc.Trước tiên, bật sưởi oxy để hỗ trợ hô hấp cho cá, sau đó dùng thuốc Metronidazol dưới dạng viên nén, một viên nén thuốc cho cá cảnh được sử dụng với 15 lít nước. Sau 24 giờ, thay 30% nước và cho thêm 1 viên vào. Trong thời gian này, tuyệt đối không được cho cá ăn vì dạ dày cá còn rất yếu, dễ dẫn đến tình trạng nặng hơn.
Bệnh bong bóng
Để chữa bệnh cho cá cảnh bị bệnh bong bóng bạn hãy ngừng cho cá ăn từ 2-3 ngày. Sau đó tăng nhiệt độ nước và làm cho cá bơi dễ dàng hơn bằng cách hạ thấp mực nước. Việc tăng nhiệt độ nước sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp tránh táo bón. Sử dụng thuốc kháng sinh sẵn có trên thị trường nếu cần. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy nhiều loại thuốc kháng sinh cho bệnh viêm bàng quang ở đây.
Nếu tình trạng của cá không khá hơn, thì vấn đề không phải là bong bóng cá mà từ một bộ phận khác hoặc cá mắc bệnh nhiễm trùng. Lúc này, điều bạn cần làm là gọi cho bác sỹ cá để nhận hỗ trợ tư vấn và chữa trị kịp thời. Để ngăn chặn bệnh bong bóng cá, hãy giữ sạch bể và thực hiện đều đặn lịch thay nước bể cá. Ngoài ra, bạn hãy giã nhỏ và ngâm thức ăn trước khi cho ăn và tránh cho ăn quá nhiều.
Trên đây là một số thông tin về bệnh của cá cảnh mà người chơi thủy sinh thường gặp phải. Với bài viết này, Cacanhnho.com hy vọng sẽ cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn có thể biết và phòng tránh bệnh cho cá. Các bệnh của cá cảnh sẽ không khó chữa nếu bạn thực sự quan tâm. Để tìm được địa chỉ bán cá uy tín, hãy đến với chúng tôi. Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi đảm bảo sẽ mang lại cho bạn giá trị sản phẩm và các dịch vụ tốt nhất.
Ý kiến bạn đọc (0)