- Giới Thiệu Về Cá Có Chân Và Sừng – Axolotl
- Đặc Điểm Của Cá Rồng Có Chân Và Sừng
- Các Loại Cá Rồng Có Chân Và Sừng
- Cách Nuôi Dưỡng Cá Rồng Có Chân Axolotl
- Bể nước
- Điều kiện về nhiệt độ và chất lượng của nước
- Ánh sáng
- Thức ăn
- Môi trường nuôi cá Axolotl
- Đồ trang trí trong bể
- Tạo ra những hang động
- Cây thủy sinh
- Diện tích bể
- Ánh sáng
- Dấu hiệu nhận biết sức khỏe
Cá có chân và sừng đang gây sốt trên thị trường hiện nay chính là loài cá Axolotl, hay nó còn được biết đến với tên gọi là cá khủng long 6 sừng 4 chân, hoặc cá rồng có chân. Loài cá này nằm trong top những động vật độc đáo và kỳ lạ nhất trên thế giới.
Để có thể mua được chúng, bạn chỉ cần bỏ ra số tiền khoảng từ 150.000đ. Tuy nhiên, những người nuôi cũng cần có những kỹ thuật chăm sóc đặc biệt để giúp cho loài Axolotl phát triển tốt.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về cá có chân và sừng là loài cá gì và phương pháp để nuôi loài cá này.
Giới Thiệu Về Cá Có Chân Và Sừng – Axolotl
Cá Axolotl, hay còn được biết với cái tên đó là Kỳ giông Mexico hoặc cá Khủng long 6 sừng, chúng có tên khoa học là Ambystoma mexicanum. Axolotl lần đầu được phát hiện tại các con sông thuộc thành phố Mexico và cụ thể là hồ Chalco và Xochimilco.
Người Pháp đã nghiên cứu cá khủng long từ năm 1863, và sau đó, nhà khoa học Auguste Duméril là người đã nhân giống thành công loài cá này.
Có lẽ bắt đầu từ giai đoạn khoảng năm 2009 – 2010, thú chơi cá khủng long 6 sừng 4 chân mới bắt đầu rộ tại các khu vực phía Nam nước ta, rồi sau mới lan dần đến các vùng phía Bắc.
Hiện nay trong môi trường tự nhiên khu vực nơi lần đầu được phát hiện, loài cá Axolotl gần như đã bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chính gây ra điều này là do sự xuất hiện của các loài cá săn mồi lớn thuộc họ cá rô phi và ngoài ra còn do điều kiện môi trường sống bị ô nhiễm.
Từ khi được phát hiện, cá Axolotl đã được giới khoa học đặc biệt quan tâm và được sử dụng nhiều trong những nghiên cứu khoa học bởi đặc điểm tái tạo tứ chi của nó(khả năng tự mọc lại của chi). Ngoài ra, hiện nay cá Axolotl đang là một loại thức ăn của một bộ phận người Aztec.
Cá Axolotl có nhiều điểm khác biệt so với các loài lưỡng cư khác. Chúng trưởng thành và không tiêu biến các chi biến như ếch, nhái. Bên cạnh đó, thay vì phát triển phổi và sống ở trên cạn, chúng vẫn phát triển mang và sống ở trong môi trường nước.
Cũng phải nói thêm rằng loài cá Khủng long không liên quan đến gì đến các loại cá rồng quý hiếm, cái tên của nó xuất phát từ ngoại hình khá giống với rồng nên chúng được gọi là “cá rồng có chân”.
Đặc Điểm Của Cá Rồng Có Chân Và Sừng
Loài cá rồng có chân vẫn giữ những đặc điểm của loài động vật từ thời tiền sử. Vẻ ngoài kỳ lạ của nó khiến cho nhiều người giật mình. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì chính sự độc đáo này lại thu hút và khiến họ muốn sưu tầm, chăm sóc chúng như nuôi cá cảnh trong nhà.
Đầu là bộ phận lớn nhất trên cơ thể của loài cá này, mắt chúng không có mí, các chi giống như thằn lằn chưa phát triển hoàn thiện. Đầu của chúng mọc ra 3 cặp cuống mang, nhìn trông giống như những chiếc sừng và bộ phận này có tác dụng thở và lọc oxy trong nước để có thể cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
Cá rồng có chân có nhiều màu sắc khác nhau, từ nâu, xám, vàng và xanh. Có một số loại có màu bạch tạng với các chùm mang màu trắng và hồng trông độc đáo. Những con có màu sắc nổi bật và ấn tượng như vậy thì khá hiếm và khá khó tìm.
Khả năng tái tạo phục hồi
Cá khủng long 6 sừng 4 chân thuộc top những động vật độc đáo và kỳ lạ nhất trên thế giới. do khả năng tái tạo phục hồi đến khó tin. Chúng có khả năng tái tạo lại các chi và đuôi. Thậm chí, chúng còn có thể phục hồi tủy sống, phục hồi tim và não cũng không thành vấn đề so với khả năng siêu phàm của loài Cá rồng có chân này.
Trong tự nhiên, khi chúng bị tấn công, cá khủng long 6 sừng 4 chân sẽ sẵn sàng hy sinh một số bộ phận trên cơ thể để có thể trốn thoát. Sau đó, những bộ phận này sẽ được tái tạo lại và mọc ra rất nhanh, đến mức thậm chí còn không để lại sẹo.
Khả năng tự tái tái tạo đến mức kỳ diệu như vậy hoàn toàn không thể có ở động vật có vú, bao gồm con người. Khi bị thương, tế bào miễn dịch đại thực bào sẽ “ăn” lấy tế bào chết và vết sẹo sẽ xuất hiện.
Còn đối với loài Cá rồng có chân, khi chúng bị đứt chi, các tế bào gốc đa chức năng blastema trong cơ thể sẽ bao phủ lấy vết thương, rồi tự chữa lành và tái tạo lại.
Các Loại Cá Rồng Có Chân Và Sừng
Có rất nhiều loại Cá rồng có chân được tìm thấy và đã thuần hóa làm vật nuôi. Một số loại mà bạn có thể đã từng bắt gặp có thể nằm trong danh sách dưới đây:
Cá Axolotl tự nhiên: Nhóm này có màu xám nâu với lớp da sần sùi. Do phần lớn trong số chúng trong tự nhiên nên chúng có bản tính phòng thủ cao và sẵn sàng tấn công khi chúng thấy nguy hiểm rình rập.
Loài kỳ giông Axolotl này đang có nguy cơ tuyệt chủng trong môi trường hoang dã.
Cá Axolotl mình đỏ mắt đen: Đây cũng là dòng cá khủng long có sừng đặc biệt và có màu đỏ nổi bật. Sừng chúng có màu đỏ sẫm. Loại này thường được nuôi chung với một vài cá thể khác để bể hồ cá thêm đa dạng và sinh động.
Cá Axolotl Đen toàn thân: Loại này có đặc điểm giống với kỳ nhông hoang dã, khá dữ và có thể làm bị thương những con cá khác khi nuôi chung cùng với nó.
Cá Axolotl màu vàng toàn thân: Cơ thể của loại cá này được bao phủ bởi màu vàng và mang màu đỏ. Nhờ có hình dáng và màu sắc đặc biệt, chúng thường được ví như những con rồng uy nghi, mạnh mẽ và chúng được săn đón nhiều trên thị trường.
Cá Axolotl mắt đen: Đây là loại cá rồng chân phổ biến nhất. Chúng được lai tạo và có làn da mềm mại, mắt đen với chiếc sừng dài màu đỏ. Vẻ ngoài của chúng khá là dễ thương và chúng hoàn toàn thân thiện với con người.
Cách Nuôi Dưỡng Cá Rồng Có Chân Axolotl
Cá rồng có chân Axolotl là một loài lưỡng cư, do vậy điều kiện sống và sở thích của chúng khác với nhiều loài cá cảnh thông thường. Chúng khá là mỏng manh và khó chăm sóc. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chăm sóc loài kỳ nhông Axolotl này bằng cách thực hiện một số những kỹ thuật sau:
Bể nước
Khi đã trưởng thành loài cá rồng có chân này có thể dài tới 20cm nên không gian bể kính phù hợp tối thiểu để nuôi là 45x35x30cm. Bên cạnh đó, chúng rất thích những nơi có nhiều đồ vật ẩn nấp, do vậy bạn nên bố trí nhiều loại cây thủy sinh để có nhiều không gian cho cá ẩn náu giống như trong môi trường tự nhiên.
Do chúng có thói quen đào cát nên bạn cũng nên xếp một lớp cát khoảng từ 4-6cm. Bên cạnh đó , bạn chỉ nuôi 1-3 con trong hồ để tránh để chúng tấn công hoặc tranh giành thức ăn cũng như nơi ở của nhau.
Điều kiện về nhiệt độ và chất lượng của nước
Cá rồng có chân Axolotl là loài lưỡng cư, và nhiệt độ cơ thể của nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện của môi trường sống. Do vậy, bạn nên biết những điều kiện nhiệt độ và chất lượng nước cụ thể như sau:
Nhiệt độ nước khoảng 20-25 độ C, đảm bảo nhiệt độ được giữ ổn định, không thay đổi quá đột ngột vì có thể khiến cá dễ bị bệnh, stress.
Độ pH thích hợp trong nước là: 6,5 / -7,5
Ngoài ra cần thay nước thường xuyên để giữ cho môi trường nước trong bể luôn sạch sẽ. Hạn chế việc phủ bạt trên mặt hồ vì cá thường ngoi lên để lấy không khí, bạn nên tránh làm cá và đồ vật vướng vào nhau khiến chúng bị ngạt thở.
Ánh sáng
Trong môi trường với điều kiện tự nhiên, cá rồng sống và ẩn mình trong những hang sâu, dưới những tán thủy sinh rậm rạp. Mắt cá bị thoái hóa và thường rất nhạy cảm với ánh nắng trực tiếp. Do vậy, bạn nên đặt bể cá ở nơi tối, có bóng râm và ít bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Thức ăn
Cá rồng có chân Axolotl có tập tính về thức ăn giống như nhiều loài cá khác. Chúng có thể ăn các động vật nhỏ, động vật giáp xác và côn trùng trong tự nhiên. Loại cá non có thể ăn giun đất, trứng.
Trong quá trình chúng sinh trưởng và phát triển, Cá rồng có chân Axolotl có thể ăn tôm, thịt cá, ruột cá hoặc gan cá. Tuy nhiên,chúng vẫn có khả năng tiêu hóa một số loại thức ăn công nghiệp. Khi cho ăn bạn cần tránh những sinh vật có vỏ cứng hoặc có gai để tránh việc thực quản của cá không bị tổn thương.
Người nuôi ngoài ra cũng cần hạn chế cho cá ăn sâu vì loại thức ăn này khá khó tiêu, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cá. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mua thức ăn tổng hợp từ các cửa hàng bán cá cảnh uy tín, để được tham khảo và mua thức ăn đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh và bổ dưỡng.
Môi trường nuôi cá Axolotl
Đồ trang trí trong bể
Khi bạn trang trí đáy bể cá, tuyệt đối không được sử dụng những vật kích thước nhỏ hơn miệng của chúng. Thị giác của loài cá rồng có chân này khá kém nên chúng rất có thể sẽ nghĩ đồ trang trí là thức ăn.
Tạo ra những hang động
Loài cá này có bản chất rất nhát. Vì vậy, trong bể nuôi bạn nên tạo hang cho cá ẩn náu, ngoài ra thì hang phải rộng rãi thoải mái.
Cây thủy sinh
Trong bể nuôi cá rồng có chân bạn cũng có thể trồng một số loại cây thủy sinh để làm nơi ẩn nấp cho chúng. Bên cạnh đó, khi vào thời kỳ sinh sản, trứng của loài cá này thường sẽ bám vào các hang đá hoặc mặt cỏ.
Diện tích bể
Cá rồng có chân Axolotl vào giai đoạn trưởng thành sẽ có chiều dài khoảng 20cm nên diện tích bể thích hợp nên có kích cỡ 45x35x30. Đặc biệt bạn cũng nên tạo nhiều khoảng trống và không nên nuôi nhiều cá cùng một chỗ.
Ánh sáng
Như đã đề cập ở trên, loài cá này trong môi trường tự nhiên thường sống trong các hang sâu, nơi có ít ánh sáng. Cũng chính vì lý do này mà thị lực chúng kém đi, mắt chúng dần bị thoái hóa và gần như không thể nhìn thấy gì.
Vì vậy khi nuôi chúng trong bể bạn nên để chúng trong không gian tối và kín đáo.
Dấu hiệu nhận biết sức khỏe
Loài cá có chân và sừng này, nếu chúng khỏe mạnh thì râu trên mang sẽ dài, và tất nhiên sẽ có lông dày hơn, nhưng nếu trong quá trình bạn nuôi, râu của chúng sẽ ngày càng mỏng đi, rụng dần, đó là dấu hiệu tình trạng sức khỏe không được tốt, và bạn cần cải thiện môi trường sống phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, không ăn là một trong nhiều dấu hiệu của tình trạng sức khỏe.
Trên đây là những thông tin thú vị giải thích đến bạn đọc Cá có chân và sừng là loài cá gì và ngoài ra chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc khi nuôi loài cá này. Hy vọng đó là những thông tin bổ ích đến bạn và hãy tiếp tục theo dõi thêm để có được nhiều thông tin hữu ích khác.
Ý kiến bạn đọc (0)